[Backup Là Gì] – Tại Sao Cần Phải Backup

Tư vấn dịch vụ | April 15, 2021 | Leave a comment

Sao lưu hay còn gọi back up dữ liệu là hoạt động cần thiết để thông tin được bảo toàn và không bị thất thoát, ngay cả khi thiết bị gặp sự cố hư hỏng. Vậy back up là gì? Vai trò của nó như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu về các vấn đề này thông qua bài chia sẻ sau nhé.

Back up là gì?

Back up là một hình thức sao chép lại tất cả các dữ liệu có trong máy chủ, máy tính, hay bất kỳ thiết bị chứa cơ sở dữ liệu nào. Nhờ có tính năng back up mà khi thiết bị chính bị mất dữ liệu do hacker, sập nguồn hay do hư hỏng thì dữ liệu vẫn còn nguyên vẹn. Điều này giúp bạn dễ dàng restore chúng bất kỳ lúc nào, và hạn chế tối thiểu thiệt hại do mất tài nguyên dữ liệu. 

backup la gi

Vai trò quan trọng của set up backup là gì?

Đối với doanh nghiệp và mỗi cá nhân, dữ liệu chính là nguồn tài sản vô cùng giá trị. Nếu dữ liệu chỉ được lưu trên một thiết bị cố định thì đến lúc thiết bị gặp sự cố, tất cả dữ liệu cũng biến mất theo. Đó là lý do hoạt động back up được hầu hết mọi người sử dụng, để phòng tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

Đặc biệt, đối với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp thì việc sao lưu dữ liệu càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi, máy chủ là nơi chứa tất cả các dữ liệu bảo mật quan trọng, liên quan đến quá trình kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp. Do đó, khi xảy ra sự cố như sập nguồn, hư hỏng ổ cứng máy chủ, nhiễm virus hay mã độc, khiến dữ liệu bị thất thoát thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cả công ty. Thậm chí, nguy cơ mất trắng dữ liệu có thể sẽ xảy ra. Vì vậy, giải pháp duy nhất để khắc phục là phục hồi dữ liệu từ nguồn sao lưu trước đó.

Có thể thấy, việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Đó cũng chính là lý do mà các chuyên gia bảo mật thường khuyên người dùng back up dữ liệu thường xuyên để tránh mất dữ liệu. Tốt nhất, việc sao lưu nên thực hiện định kỳ với khoảng thời gian càng ngắn càng tốt.

backup la gi

Cách thực hiện back up dữ liệu là gì?

Hiện nay có nhiều cách để sao lưu dữ liệu cho hệ thống. Tuy nhiên, nhìn chung thì chúng được phân thành 2 hình thức back up server chính là sao lưu cục bộ (Local backup) và sao lưu trực tuyến (Online backup). 

1. Local back up là gì?

Đây là hình thức dùng các bộ nhớ cục bộ như ổ đĩa, ổ cứng, ổ cứng bên ngoài, flash drive, tape (băng từ) hoặc các thiết bị chuyên dụng (SAN, NAS) để lưu trữ dữ liệu của máy tính.

Ưu điểm:

  • Tốc độ

Quá trình sao lưu và khôi phục dữ liệu được thực hiện thông qua mạng LAN. Tốc độ của nó nhanh hơn so với Cloud backup vì dữ liệu được lưu nội bộ trong doanh nghiệp.

  • Bảo mật

Độ an toàn tương đối cao do đặt dữ liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng bảo mật lại phụ thuộc nhiều vào cách thiết lập, trình độ kỹ thuật của người vận hành.

Nhược điểm:

  • Khả năng mở rộng

Đây là trở ngại thường thấy khi sử dụng giải pháp Local backup. Ví dụ, dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trong ổ cứng 10TB. Sau một thời gian hoạt động, kích thước dữ liệu vượt quá 10TB thì bắt buộc người dùng phải mua thêm ổ cứng khác, hoặc xóa bớt những dữ liệu cũ.

Đối với doanh nghiệp sử dụng thiết bị chuyên dụng (SAN, NAS), khả năng mở rộng của thiết bị phụ thuộc vào độ tương thích của chúng.

  • Chi phí

Để đáp ứng nhu cầu về bảo mật và khả năng lưu trữ thì người dùng phải tốn khá nhiều chi phí vào hạ tầng mạng, thiết bị lưu trữ, chi phí vận hành, chi phí bảo trì. Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đầu tư một khoản phí lón này.

  • Khả năng phục hồi 

Mặc dù đặt dữ liệu tại công ty mang đến sự an toàn nhưng nó lại vô tình trở thành “con dao 2 lưỡi”. Đó là, khi có sự cố cháy nổ, chập điện xảy ra thì chắc chắn các thiết bị lưu trữ sẽ bị hỏng, và hầu như không thể phục hồi.

2. Online back up dữ liệu là gì?

Online backup hay còn được gọi là Cloud back up, Remote backup, BaaS. Đây là giải pháp lưu trữ do các công ty cung cấp dịch vụ vận hành. Nó bao gồm phần mềm lưu trữ (SaaS) và không gian lưu trữ (Cloud Storage). Hiện nay, dịch vụ Cloud backup đang rất phát triển, nhờ ưu thế về chi phí cùng nhiều tiện ích hỗ trợ. Hơn nữa, khi sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp không cần đầu tư cơ sở hạ tầng.

Với giải pháp lưu trữ trực tuyến này, người dùng sẽ không bị hạn chế về dung lượng, thao tác đơn giản, dễ dàng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, cách thức lưu trữ này còn được đánh giá có độ bảo mật tốt hơn phương pháp lưu trữ truyền thống.

Ưu điểm của cloud backup là gì?

  • Tiện lợi 

Doanh nghiệp không cần đầu tư hạ tầng lưu trữ. Bên cạnh đó, các thao tác back up cực kỳ dễ dàng vì chúng đều được thực hiện thông qua một giao diện web. Cuối cùng, người dùng không cần phải lên lịch chạy backup hay thay tape. Bởi, hệ thống sẵn có cơ chế tự động sao lưu.

  • An toàn

Nhờ toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên cloud nên các rủi ro mất dữ liệu do hỏa hoạn, trộm cắp không còn. Ngoài ra, một số nhà cung cấp dịch vụ uy tín còn sử dụng công nghệ mã hóa hiện đại theo tiêu chuẩn AES-256, nhằm hạn chế tối đa các truy cập vào dữ liệu trái phép.

  • Phục hồi dữ liệu 

Trong trường hợp dữ liệu bị xóa, hoặc mất thì các bản sao lưu luôn sẵn sàng trên đám mây lưu trữ để người dùng có thể phục hồi vào bất kỳ lúc nào.

Online backup cung cấp nhiều cấp độ dự phòng để doanh nghiệp lưu trữ được nhiều bản sao ở các vị trí độc lập nhau. Do đó, doanh nghiệp càng có nhiều cấp độ sao lưu thì khả năng bảo vệ dữ liệu càng tốt. 

  • Dễ dàng tiếp cận 

Cho phép người dùng dễ dàng truy cập dữ liệu từ xa trên mọi thiết bị có kết nối internet.

  • Chi phí hợp lý 

Doanh nghiệp dễ dàng rộng tài nguyên theo nhu cầu sử dụng với mức phí thấp. Nhờ thế, chi phí đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn.

Nhược điểm:

Tốc độ sao lưu bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền internet. Do đó, nếu dữ liệu càng lớn thì thời gian tải dữ liệu lên đám mây càng lâu. Tuy nhiên, nhược điểm này sẽ dễ dàng được khắc phục khi người dùng cài đặt thời gian back up vào giờ thấp điểm (ví dụ vào ban đêm hoặc giữa trưa).

backup la gi

Auto backup là gì?

Về bản chất, đây là hình thức backup dữ liệu tự động bằng cách sử dụng các công cụ, phần mềm. Theo đó, quá trình back up được thực hiện thông qua việc cài đặt trên thiết bị sao lưu, sau đó, kết nối nó với thiết bị chính để việc back up server được tự động diễn ra theo định kỳ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khi thực hiện auto backup, bạn cần đảm bảo đường truyền ổn định, đủ mạnh và dung lượng lưu trữ lớn.

Incremental backup là gì?

Đây là hình thức sao lưu các dữ liệu mới so với lần sao lưu gần nhất.

Ưu điểm: 

  • Thời gian thực hiện nhanh.
  • Dung lượng cần sao lưu ít nhất.

Nhược điểm:

Khi cần phục hồi dữ liệu, người dùng bắt buộc phải có 1 file dữ liệu trọn vẹn trong lần back up gần nhất, và toàn bộ file incremental backup được tính từ thời điểm có file dữ liệu trọn vẹn. Ví dụ: Nếu cần backup dữ liệu của ngày 20/4 thì người dùng phải có file full backup của ngày 17/4 và 3 file incremental backup của ngày 18/4, 19/4, 20/4.

Hướng dẫn cách Window backup là gì?

Sau đây, Hosting Việt sẽ hướng dẫn cách backup dữ liệu trong Windows 10.

  • Bước 1: Bạn click vào nút “Start” (biểu tượng Windows) ở góc dưới bên trái màn hình.
  • Bước 2: Click chọn biểu tượng “Settings”.

backup la gi

  • Bước 3: Bạn chọn mục “Update & Security” như hình sau.

backup la gi

  • Bước 4: Trong bảng điều khiển bên trái, bạn chọn “Backup”, sau đó chọn tiếp “Go to Backup and Restore (Windows 7)” như hình bên dưới.

backup la gi

  • Bước 5: Bạn chọn mục “Set up backup” ở phía bên phải.

backup la gi

  • Bước 6: Bạn chọn ổ đĩa vật lý muốn sao lưu dữ liệu rồi nhấn nút “Next”.

backup la gi

  • Bước 7: Bạn click chọn “Let Windows choose (Recommended)” và nhấn “Next”.

backup la gi

  • Bước 8: Bạn chọn hộp kiểm bất kỳ, hoặc chọn tùy chọn “Include a system image…” trong trường hợp muốn dùng các công cụ khôi phục được hệ thống tích hợp sẵn. Sau đó, bạn nhấn nút “Next”.

backup la gi

  • Bước 9: Bạn xác nhận lại các thông tin cài đặt. Tại đây, bạn cũng có thể tùy chỉnh lịch trình của back up là gì. Cuối cùng, bạn nhấn nút “Save settings and run backup”.

backup la gi

  • Bước 10: Bạn đợi một thời gian để hệ thống tiến hành chạy sao lưu. 

backup la gi

  • Bước 11: Sau khi hệ thống hoàn tất quá trình back up. Bạn sẽ thấy file file Backup Windows 10 trong ổ đĩa đã lưu.

backup la gi

Bài cùng chuyên mục 

Related Posts

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *