Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. (Miễn phí)

admin

Câu hỏi:

29/09/2022 232,095

A.  Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Đáp án chính xác

B.  Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. Hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật.

Chọn A

Dao động cưỡng bức: Là dao động chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian F = F0cos(wt + j) với F0 là biên độ của ngoại lực.

  + Ban đầu dao động của hệ là một dao động phức tạp do sự tổng hợp của dao động riêng và dao động cưỡng bức sau đó dao động riêng tắt dần vật sẽ dao động ổn định với tần số của ngoại lực.

  + Biên độ của dao động cưỡng bức tăng nếu biên độ ngoại lực (cường độ lực) tăng và ngược lại.

  + Biên độ của dao động cưỡng bức giảm nếu lực cản môi trường tăng và ngược lại.

  + Biên độ của dao động cưỡng bức tăng nếu độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng giảm.

Nhà sách VIETJACK:

🔥 Đề thi HOT:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật:

A. tăng lên 4 lần.

B. giảm đi 4 lần.

C. tăng lên 2 lần.

D. giảm đi 2 lần.

Câu 2:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hòa. Nếu khối lượng m=200g thì chu kì dao động của con lắc là 2s. Để chu kì con lắc là 1s thì khối lượng m bằng:

A. 200g

B. 100g

C. 50g

D. 800g

Câu 3:

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc đơn không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ:

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B.  tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm.

C. tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D.   không đổi vì chu kì dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 4:

Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa với phương trình x=10cos(4πt+π2) (cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng:

A. 1,00s

B. 1,50s

C. 0,50s

D. 0,25s

Câu 5:

Một con lắc đơn có chiều dài l, trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16 cm, cũng trong khoảng thời gian Δt như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là:

A. l = 25m.

B. l = 25cm.

C. l = 9m.

D. l = 9cm.

Câu 6:

Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với biên độ 3cm, thì chu kì dao động của nó là T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ bằng 6cm thì chu kì biến thiên của động năng là:

A. 0,15s

B. 0,3s

C. 0,6s

D. 0,423s