CTR Là Gì? CTR Bao Nhiêu Là Tốt? Mẹo Tối Ưu Tỷ Lệ Nhấp
CTR là một chỉ số rất quan trọng đối với người làm marketing, quảng cáo. Khi tỷ lệ CTR tự nhiên tăng thì Google sẽ đánh giá cao về website. Điều này giúp bạn phát triển doanh số bán hàng. Vậy CTR là gì? Cách tăng CTR tự nhiên như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo chia sẻ sau của Hosting Việt nhé.
CTR là gì?
CTR là từ viết tắt của Click through rate. Nó được diễn giải là người truy cập internet sẽ thấy quảng cáo và click chuột vào quảng cáo. Chỉ số CTR được dùng để đánh giá hiệu suất của từ khóa cùng với quảng cáo trên website. Từ đó, người làm marketing có thể đo lường được kết quả của chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
Cách tính CTR
Công thức tính chỉ số CTR như sau:
CTR = Số lần click vào quảng cáo : số lần hiển thị của quảng cáo.
Ví dụ: Cứ 100 lần hiển thị của một banner quảng cáo thì có 01 người click chuột vào nó. Như vậy tỷ lệ CTR của quảng cáo là 1:100 = 1%.
Như vậy, chỉ số CTR càng cao sẽ đồng nghĩa với việc người dùng thấy quảng cáo hữu ích và liên quan đến nhu cầu của họ. Vì thế, thông qua CTR, người làm marketing dễ dàng đánh giá, xem xét chiến dịch quảng cáo và có những cải tiến phù hợp cho các kế hoạch tiếp theo.
Các lưu ý về chỉ số CTR là gì?
Sau đây, Hosting Việt sẽ giới thiệu bạn một số lưu ý về CTR để bạn tham khảo và có thể vận dụng vào chiến lược quảng cáo của mình.
- CTR là chỉ số chính
Nhiều thống kê cho thấy, CTR cao có tính tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao. Minh chứng cho điều này là người dùng sẵn sàng click chuột vào mẫu quảng cáo của bạn vì nó hấp dẫn, đồng thời, phù hợp với nhu cầu của họ tại thời điểm truy cập. Bên cạnh đó, càng có nhiều người dùng nhấp vào thì tỷ lệ tương tác sẽ càng cao. Tất nhiên, chỉ số CTR sẽ càng tăng và kéo theo đó là chi phí cho mỗi click chuột giảm hơn so với trước, nhưng tỷ lệ hiển thị lại tăng.
- Có thể kết hợp CTR với các chỉ số KPI khác
Tuy là thước đo số người click chuột vào quảng cáo nhưng CTR không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi sang trang đích. Do đó, CTR chỉ cho bạn biết độ hấp dẫn của quảng cáo. Vì thế, nếu cần biết mục tiêu chuyển đổi thì bạn phải kết hợp giữa CTR cùng các chỉ số đo lường khác. Ví dụ, số lượng người gọi điện đến bộ phận kinh doanh.
Ngoài ra, sự kết hợp này còn giúp bạn có được các hướng điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả quảng cáo.
Ví dụ: Nếu thấy chỉ số CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp thì bạn nên có sự thay đổi về đối tượng khách hàng tiếp cận. Do quảng cáo đang hiển thị trên một lượng khách hàng quá rộng, không có phân khúc cụ thể.
- Mối quan hệ giữa CTR và SEO
Chỉ số CTR đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nó là chỉ số xếp hạng website uy tín. CTR càng cao có nghĩa là website càng uy tín, thu hút càng nhiều người truy cập. Vì thế, Google cũng khá ưu ái cho các website được người dùng ủng hộ tích cực.
CTR bao nhiêu là tốt?
Mỗi chiến dịch và từ khóa đều có chỉ số CTR khác nhau. Chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vị trí hiển thị quảng cáo cùng website đặt là rất quan trọng.
Đối với các quảng cáo tìm kiếm trả tiền AdWords thì chỉ số CTR tối thiểu 2% được đánh giá là tốt. Còn quảng cáo trên Facebook thì CTR đạt từ 0.9% được xem là tốt.
Bên cạnh đó, chỉ số CTR còn khác nhau ở chủng loại sản phẩm giới thiệu như hàng cao cấp hay phổ thông. Do đó, để biết CTR bao nhiêu là tốt, bạn phải theo dõi giá trị CTR trung bình của ngành, nhằm biết đối thủ cạnh tranh đang ở mức nào và cố gắng nâng CTR lên.
Cách tăng chỉ số CTR là gì?
Để tăng chỉ số CTR, bạn cần kết hợp các cách sau:
- Xác định bài viết có CTR thấp nhất
Dựa vào dữ liệu phân tích của Google Search Console, bạn dễ dàng biết được số lượng nhấp chuột, số lần hiển thị, vị trí, CTR. Từ đó, bạn tập trung vào các từ khóa/trang có CTR dưới 20% để có những điều chỉnh nội dung thu hút hơn.
- Tăng cảm xúc người đọc
Cảm xúc quyết định đến lượt click nên muốn tăng chỉ số CRT, bạn cần có tiêu đề gây xúc cảm mạnh đối với người đọc, thôi thúc họ nhấn vào xem nội dung.
Ví dụ: Cùng một nội dung bài viết nhưng tiêu đề “Ung thư tuyến giáp: 9 điều bạn không thể bỏ qua” chắc chắn sẽ không thu hút người đọc bằng tiêu đề “Phát hiện ung thư tuyến giáp muộn, tỉ lệ sống còn 19% – Hãy kiểm tra ngay”.
- Hạn chế tập trung vào từ khóa khi đặt tiêu đề
Theo chuẩn SEO, từ khóa nên được đẩy lên đầu. Tuy nhiên, đôi khi điều này khiến tiêu đề trở nên nhạt nhẽo, kém thu hút. Vì thế, một chút “phá cách” so với chuẩn nhiều lúc giúp lôi cuốn người đọc hơn và tăng hiệu quả trong quảng cáo.
- Viết nội dung dựa trên quan điểm cá nhân để tăng CTR là gì?
Hãy đặt mình trên quan điểm của người đọc và viết bài sẽ kích thích người dùng internet nhanh chóng click xem nội dung và ở lại trang lâu hơn. Bởi tâm lý chung, chẳng ai thích đọc thông điệp quảng cáo, mà họ chỉ muốn đọc những kiến thức, chia sẻ, trải nghiệm của người đi trước để đúc kết cho bản thân.
- Sử dụng URL thân thiện
Microsoft đã có cuộc nghiên cứu và kết luận rằng, các URL mô tả có chứa những từ liên quan nội dung chủ đề bài viết sẽ nhận nhiều hơn 25% nhấp chuột so với các URL chung chung. Điều này cho thấy, khi đăng nội dung, bạn cần điều chỉnh URL gắn liền với tiêu đề để nó trở nên thân thiện hơn đối với người truy cập.
- Sử dụng từ mang nghĩa nhấn mạnh ở phần mô tả
Các từ mang hàm nghĩa nhấn mạnh như “shock”, “tiết lộ”, “bật mí”, “khổng lồ”… thường kích thích sự tò mò của người đọc, khiến họ dễ dàng click chuột hơn. Vì vậy, bạn đừng quên sử dụng chúng trong tiêu đề quảng cáo nhé.
- Ưu tiên dùng các con số ở tiêu đề
Các con số có một “sức hấp dẫn” khó tả. Bởi nó thể hiện sự chính xác, thực tế và cụ thể. Không ít chuyên gia còn nhận định, khi đặt các con số ở tiêu đề sẽ có giúp tăng CTR lên 36%.
Trên đây là chia sẻ của Hosting Việt về CTR là gì. Có thể thấy, chỉ số CTR không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động marketing trực tuyến nào. Cải thiện tỉ lệ CTR sẽ giúp website tăng được traffic tự nhiên. Từ đó, nó góp phần làm tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Xem thêm :
Related Posts