Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

admin

Đề bài

Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Nước xà phòng.    B. Nước ép mướp đắng.

C. Nước đường.     D. Nước bồ kết.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất lí hóa của base.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nước đường không có tính base, không làm xanh quỳ tím.

Đáp án: C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :Để tránh nguyên liệu bị nát vụn khi chế biến, trong quá trình làm mứt người ta thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Trong quá trình đó, độ chua của một số loại quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vây? Xem lời giải >> Bài 2 :Trong các chất sau đây, những chất nào là base: Cu(OH)2, MgSO4, NaCl, Ba(OH)2? Xem lời giải >> Bài 3 :Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào dưới đây là kiềm: KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2. Xem lời giải >> Bài 4 :Chuẩn bị: ● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ. ● Hoá chất: Dung dịch NaOH loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. Tiến hành: ● Đặt giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1 ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm. ● Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH. ● Mô tả các hiện tượng xảy ra. Xem lời giải >> Bài 5 :Có hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong. Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng: a) quỳ tím. b) phenolphthalein. Xem lời giải >> Bài 6 :Chuẩn bị: ● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. ● Hoá chất: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, dung dịch phenolphthalein. Tiến hành: ● Cho khoảng 1 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm, thêm tiếp một giọt dung dịch phenolphthalein và lắc nhẹ. ● Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm đến khi dung dịch trong ống nghiệm mất màu thì dừng lại. ● Mô tả các hiện tượng xảy ra. ● Giải thích sự thay đổi màu của dung dịch trong ống nghiệm trong quá trình thí nghiệm. Xem lời giải >> Bài 7 :Chuẩn bị:   ● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa thuỷ tinh. ● Hoá chất: Mg(OH)2 (được điều chế sẵn), dung dịch HCl, nước cất. Tiến hành: ● Lấy một lượng nhỏ Mg(OH)2 cho vào ống nghiệm, thêm vào khoảng 1 ml nước cất, lắc nhẹ. ● Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đến khi không nhìn thấy chất rắn trong ống nghiệm thì dừng lại. ● Mô tả các hiện tượng xảy ra. ● Giải thích các hiện tượng diễn ra trong quá trình thí nghiệm. Xem lời giải >> Bài 8 :Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho các base: KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với: a) dung dịch HCl. b) dung dịch H2SO4. Xem lời giải >> Bài 9 :Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau: a) KOH + ?  → K2SO4 + H2O b) Mg(OH)2 + ? → MgSO4 + H2O c) Al(OH)3 + H2SO4 → ? + ? Xem lời giải >> Bài 10 :Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa acid HCl có trong dạ dày với các chất trên. Xem lời giải >> Bài 11 :Viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau: a) HCl + ? → NaCl + H2O b) NaOH + ? → Cu(OH)2↓ + ? c) KOH + ? → K2SO4 + ? d) Ba(NO3)2 + ? → BaSO4↓ + ? Xem lời giải >> Bài 12 : Tại sao khi bị ong đốt ta thường bôi vôi vào vết vết đó? Xem lời giải >> Bài 13 :Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu: 1. Công thức hóa học của các cơ sở có đặc điểm gì giống nhau? 2. Cơ sở dịch thuật có đặc điểm gì chung? 3. Thảo luận nhóm và để đưa ra khái niệm về cơ sở. 4. Em hãy nhận xét về cách gọi cơ sở tên và đọc cơ sở tên Ca(OH) 2 . Xem lời giải >> Bài 14 :Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng. Kim loại  K Na Mg Ba Cu Fe Fe Hoá trị  I I II II II II III Nhóm -OH T T K T K K K Xem lời giải >> Bài 15 :Quan sát hiện tượng và thực hiện yêu cầu: 1. Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào? 2. Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét. Xem lời giải >> Bài 16 :1. Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên. 2. Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột. Xem lời giải >> Bài 17 :1. Đọc giá trị pH của từng dịch dịch và cho biết dịch dịch nào có tính axit, dịch dịch nào có tính bazơ. 2. Tính chất chung của các chất dịch có giá trị pH < 7 và của các chất dịch có giá trị pH > 7 là gì? Xem lời giải >> Bài 18 :1.  Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không. 2. Hãy tìm hiểu và biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của con người, trong nước mưa, trong đất. Nếu độ pH có giá trị của máu và dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người như thế nào? Xem lời giải >> Bài 19 :Tinh thể tích của dung dịch H2SO4 0,4M cần dùng để phản ứng hết với 100ml dung dịch NaOH 0,2 M? Xem lời giải >> Bài 20 :Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba chất phản ứng hóa học: HCl. NaOH, H2SO4, KCl, NaNO3, MgSO4, H2O, KOH, HNO3, Mg(OH)2. Hãy viết ba phương trình hóa học tư các chất trên. Xem lời giải >> Bài 21 :Cho 2ml dung dịch HCl 0,2M vào ống nghiệm(1), 2ml dung dịch NaOh 0,2M vào ống nghiệm (2), 1ml dung dịch HCl 0,2M và 1ml dung dịch NaOH 0,2M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì? Xem lời giải >> Bài 22 :Viết các sơ đồ tạo thành ion OH- trong dung dịch: KOH, LiOH và Ba(OH)2. Xem lời giải >> Bài 23 :Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4. Xem lời giải >> Bài 24 :Làm thế nào để xác nhận một dung dịch là dung dịch base? Xem lời giải >> Bài 25 :Có ba dung dịch không màu HCl, KCl và NaOH. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất trên. Nêu rõ cách tiến hành. Xem lời giải >> Bài 26 :Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng? A. Cả X và Y đều là dung dịch base. B. X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base. C. Cả X và Y đều không phải dung dịch base. D. X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base. Xem lời giải >> Bài 27 :Dãy chất nao sau đây chỉ gồm các base không tan? A. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH. B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH. C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2. D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2. Xem lời giải >> Bài 28 :Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan? A. Ba(OH)2, NaOH, KOH. B. NaOH, Mg(OH)2, KOH. C. NaOH, KOH, Cu(OH)2. D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH. Xem lời giải >> Bài 29 : Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base? A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2. B. NaOH, Ca(OH)2,KOH, Mg(OH)2. C. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH)2. D. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO Xem lời giải >> Bài 30 :Cho các chất sau: CaO, CaCl2, NaOH, Mg(OH)2, H2SO4, FeSO4, KOH, Ba(OH)2, H2CO3. a) Trong các chất trên, chất nào là base? Chất nào là base tan? b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các base ở trên với dung dịch HCl Xem lời giải >>