Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN? (Miễn phí)

admin

Câu hỏi:

28/12/2021 69,717

A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.

B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’

Đáp án chính xác

C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’

D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới

Trả lời:

verified

Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Enzim ADN pôlimeraza là enzim chịu trách nhiệm chính trong quá trình tái bản ADN. Trong quá trình tái bản ADN. Enzim ADN pôlimeraza thực hiện lắp ráp nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’. Vì ADN pôlimeraza chỉ thực hiện gắn nuclêôtit tự do khi có đầu 3’OH tự do nên sự tổng hợp mạch mới ở 2 mạch khuôn có sự khác biệt: trên mạch khuôn có chiều từ 5’ → 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn; trên mạch khuôn có chiều từ 3’ → 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.

Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN? (ảnh 1)

Nhà sách VIETJACK:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

Câu 2:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’

B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’

C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’

Câu 3:

Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn mạch mới tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN

B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ à 5’

C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ à 3’

D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN

Câu 4:

Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền

B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.

C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.

Câu 5:

Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?

A. 5’AUG3’, 5’UGG3’

B. 5’XAG3’, 5’AUG3’

C. 5’UUU3’, 5’AUG3’

D. 5’UXG3’. 5’AGX3’

Câu 6:

Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là:

A. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.

B. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.

C. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, 1 phân tử giống với phân tử ADN mẹ còn phân tử kia có cấu trúc thay đổi.

D. 2 phân tử ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

Bình luận

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận

Bình luận

🔥 Đề thi HOT: