Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 1 Đọc 1: Vợ nhặt

admin

Nhiệm vụ 1: Nhan đề, bố cục và tình huống truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Vợ nhặt.

+ Em hiểu thế nào về nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện?

+ Xác định bố cục truyện ngắn?

+ Tình huống truyện Vợ nhặt có gì đặc biệt?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhân vật Tràng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Nhân vật Tràng được hiện lên với ngoại hình như thế nào?

+ Tràng dã suy nghĩ như thế nào khi quyết định “đèo bòng” thêm một người “vợ” giữa nạn đói?

+ Tâm trạng của Tràng thay đổi như thế nào khi đưa vợ về và buổi sáng đầu tiên có vợ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 3: Nhân vật Thị - người vợ nhặt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Nhân vật Thị được miêu tả như thế nào?

+ Việc theo Tràng về nhà chỉ sau một câu đùa có phải là do Thị quá dễ dãi?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

I. Nhan đề, bố cục và tình huống truyện

- Nhan đề

+ Nhan đề có sự kết hợp bất thường về từ ngữ, danh từ “vợ” và động từ “nhặt”. Việc kết hợp từ này có thể làm cho độc giả có sự tò mò bởi đối tượng của hành động “nhặt” thường là các đồ vật. Việc nhặt được một cái gì đó có thể là một chuyện ngẫu nhiên, may rủi.

+ Việc một người “nhặt” được “vợ” vừa cho phép người đọc phỏng đoán một tình huống khôi hài, lại vừa có thể liên hệ đến thân phận bé mọn, rẻ rúng của người phụ nữ, nhất là khi biết được bối cảnh của câu chuyện – nạn đói.

ð    Nhan đề cho phép ta dự đoán được tình huống truyện và nhân vật chính của truyện cũng như những sắc thái tâm lí mà truyện có thể gợi ra.

-       Bố cục của truyện ngắn

Có thể chia thành  4 đoạn

+ Đoạn 1: từ đầu đến hết phần tóm tắt đoạn tỉnh lược thứ hai: Sự hiện diện bất ngờ của người “vợ nhặt” trong con mắt dân xóm ngụ cư.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “đẩy xe bò về”: Nhân vật Tràng nhớ lại cơ duyên gặp người Vợ nhặt.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết phần tóm tắt đoạn tỉnh lược thứ hai: Cuộc “chạm mặt” giữa nhân vật bà cụ Tứ với nàng dâu mới.

+ Đoạn 4: Còn lại: Buổi sáng sau đêm tân hôn ở gia đình Tràng.

-   Tình huống truyện

Tràng là một thanh niên có gia cảnh nghèo khó trong xóm ngụ cư, tính cách có phần ngờ nghệch, khờ khạo. Giữa lúc nạn đói hoành hành Tràng chấp nhận một người phụ nữ tứ cố vô thân, mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chế đói theo mình về nhà làm vợ.

Đây là một tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài mọi dự tính từ trước của cả hai nhân vật. Mặt khác nó cũng là một tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng trở thành chuyện xa vời đối với những người dân nghèo, những người phải chật vật xoay xở để có thể sống sót qua mỗi ngày. Nhưng đây cũng là tình huống mang giá trị nhân đạo khi nó cho ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong những hoàn cảnh bi đát, cũng như sức mạnh của tình yêu thương sự bao dung và tinh thần lạc quan của những con người sống dưới đáy xã hội.

II.Nhân vật Tràng

a.     Ngoại hình

+ Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo kém

+ Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê

+ Thế nhưng ẩn sâu trong Tràng là một nhân vật hào hiệp, nhân hậu.

b.     Tràng hào hiệp nhân hậu

+ Tràng sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn lúc nạn đói, sau đó còn cưu mang và đùm bọc.

+ Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình còn chả biết có nuôi nổi không lại đèo bòng”

+ Nhưng rồi sua một cái tặc lưỡi Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc

ð Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người có cùng cảnh ngộ.

c.      Tâm trạng của Tràng khi đưa vợ về

- Trên đường về

+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà phởn phơ khác thường

+ Tràng rất vui lòng lâng lâng khó tả:

·      Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh

·      Lúng ta lúng túng tay nọ xoa xoa vào hai bên kia người đàn bà

·      Dường như quên đi cảnh sống ề chề tối tă, quên đi cái đói đang đe dọa… khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.

-       Buổi sáng đầu tiên có vợ

+ Tràng cảm nhận có một cái gì đó mới mẻ: êm ái, lơ lửng trong mơ

+ Tràng thay đổi hẳn ra:

·      Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng

·      Cảm thấy nên người thấy mình phải có bổn phận lo cho gia đình

·       Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn

ð Những con người đói khát cận kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin  vào tương lai.

III.           Nhân vật Thị - người vợ nhặt

a.    Ngoại hình xuất thân

+ Là cô gái không có tên, không có gia đình quê hương bị cái đói đẩy ra lề đường: Số phận nhỏ nhoi, đáng thương.

b.    Thị theo Tràng sau lời đùa

-       Thị đã theo Tràng về sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói

-       Cái đói đã khiến thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.

-       Thế nhưng Thị vẫn là người phụ nữ có tư cách:

+ Trên đường theo Tràn về, cái vẻ cong cớn biến mất chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính.

+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.