Hướng dẫn sử dụng Remote MySQL – Host một nơi, Data một nơi

Hướng dẫn cơ bản - Hướng dẫn về cơ sở dữ liệu (Database) trên cPanel | June 11, 2016 | Leave a comment

Nếu bạn là một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn quan tâm và tìm hiểu đến bảo mật thì bạn sẽ thấy  với các website lớn họ không bao giờ để file và database trên cùng một sever. Một chức năng cơ bản như vậy lẽ nào cPanel lại không có? Không, dĩ nhiên là có! Đó chính là chức năng Remote MySQL®.  Một chức năng giúp bạn đặt mã nguồn của trang web ở một nơi còn data ở một nơi khác. Hay nói cách khác là sever chứa data này có thể thêm quyền truy cập của file từ một sever khác. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm điều nói trên với chức năng Remote MySQL của cPanel.

Đầu tiên các bạn truy cập vào Remote MySQL® trong mục Databases:

Truy cập remote mysql trên cPanel

Truy cập remote mysql trên cPanel

Phần 1: Thêm một host (Chấp nhận một địa chỉ IP host truy cập)

Ở ô host các bạn điền tên IP của host muốn thêm quyền truy cập cơ sở dữ liệu vào ô Host . Ví dụ: 42.112.30.40

Lưu ý: % wildcard allowed nghĩa là các bạn có thể điền ip theo dạng tập hợp. Ví dụ 42.112.30.%

Giao diện remote mysql trong cPanel host

Giao diện remote mysql trong cPanel host

Ấn Add Host để xác nhận thêm ip trên  vào danh sách host có quyền truy cập mySQL.

Sau khi thêm thành công hệ thống sẽ hiện thông báo đã add ip đã điền thành công như hình dưới.

Thêm IP remote mysql thành công

Thêm IP remote mysql thành công

Phần 2: Xóa một host

Các host khi add thành công sẽ hiển thị dạng danh sách ở mục Access host. Muốn xóa host nào, hãy ấn vào biểu tượng thùng rác với chữ Delete.

Xóa một IP remote MySQL

Xóa một IP remote MySQL

Chú ý về việc sử dụng mã nguồn kết nối cơ sở dữ liệu ở phía các host vệ tinh:

Thông thường khi đặt mã nguồn và cơ sở dữ liệu trên cùng một host thì tên severname ta thường để là localhost, nhưng khi dùng Remote MySQL , ta phải điền severnamer là địa chỉ IP của host đặt cơ sở dữ liệu. Ví dụ:

$servername = “42.112.30.38”;
$username = “username”;
$password = “password”;

// Create connection
$conn = new mysqli($servername, $username, $password);

Related Posts

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *