SMTP Gmail Port Là Gì? Lợi Ích Khi Sử Dụng SMTP Server Gmail

Tư vấn dịch vụ | November 1, 2020 | Leave a comment

Thông qua giao thức SMTP, bạn dễ dàng gửi và nhận email một cách nhanh chóng. Vậy SMTP Gmail Port là gì? Mời bạn cùng Hosting Việt tìm hiểu thêm về giao thức này nhé.

SMTP Gmail Port là gì?

SMTP là từ viết tắt của cụm từ Simple Mail Transfer Protocol, được dịch là giao thức truyền tải thư tín đơn giản. SMTP chính là một chuẩn truyền tải email thông qua mạng Internet.

Giao thức SMTP Gmail được sử dụng để gửi một lượng lớn email nhanh chóng, và không bị giới hạn như hộp thư miễn phí của Gmail.

Giao thức này được RFC 821 ra mắt lần đầu vào năm 1982. Đến năm 2008,  RFC 5321 cập nhật thành SMTP mở rộng và nhanh chóng được nhiều người sử dụng rộng rãi. Hiện nay, SMTP được máy chủ email và đại lý chuyển thư sử dụng để phục vụ cho mục đích gửi, nhận thư. 

Mặc dù, một số hệ thống email độc quyền như IBM Notes, Microsoft Exchange, hay webmail Outlook, Gmail, Yahoo có thể dùng giao thức trong nội bộ không theo chuẩn chung, nhưng khi gửi và nhận email từ bên ngoài, chúng đều phải sử dụng SMTP.

SMTP có 2 cổng:

  • Port 25: Cổng không mã hóa.
  • Port 465: Hay còn gọi là cổng SSL/TLS hoặc SMTPS.

smtp gmail port

SMTP Server Gmail là gì?

Đây là máy chủ chuyên dụng được sử dụng để gửi Email. SMTP Server Gmail sử dụng cổng internet 25 để chuyển mail. Ngoài ra, một số máy chủ email còn được hỗ trợ phương thức chuyển thư nhanh và mở rộng là ESMTP. Hình thức này cũng áp dụng để gửi các tệp tin đa phương tiện.

Cách thức hoạt động của SMTP Server Gmail là gì

Đầu tiên, một thông báo gửi email sẽ chuyển đến SMTP Server đã chỉ định. Sau đó, SMTP Server thực hiện việc trao đổi, liên lạc với một máy chủ DNS dựa vào tên miền của email nhận. 

Tiếp đến, SMTP Server tìm kiếm, rồi phản hồi kết quả về Host name. Thông tin này được máy chủ SMTP ban đầu tiến hành trao đổi với máy chủ SMTP đích bằng cổng 25 của TCP/IP. 

Sau đó, thông báo email gốc được đưa đến máy chủ này để chờ người nhận khi địa chỉ Email có thông tin tên người dùng trùng khớp với tài khoản hợp lệ của máy chủ đích. Kế đến, giao thức SMTP thực hiện cung cấp cơ chế chuyển thông báo qua một hoặc nhiều máy chủ SMTP trung gian trong trường hợp máy chủ SMTP đầu tiên không có thể trực tiếp liên lạc, trao đổi thông tin với máy chủ đích. Vì vậy, khi xảy ra tình huống này, máy chủ trung gian đóng vai trò nhận và gửi thông báo cho máy chủ đích.

smtp gmail port

IMAP Gmail là gì?

IMAP là từ viết tắt của cụm từ Internet Message Access Protocol, được dịch là giao thức chuẩn Internet do các ứng dụng email sử dụng để truy xuất thư điện tử từ máy chủ thông qua kết nối TCP/IP.  

Như vậy, IMAP Gmail là một giao thức được Gmail dùng để xuất email từ SMTP Server Gmail, nhằm giúp người dùng có thể đọc được thư.

Mặc dù, IMAP Gmail lấy email để chuyển về hộp thư của người dùng nhưng nội dung email vẫn tồn tại trên máy chủ. Đồng thời, nó cũng là kênh liên lạc hai chiều. Theo đó, khi có bất kỳ thay đổi nào trên mail của người dùng thì chúng cũng được chuyển lên máy chủ. 

Lợi ích khi sử dụng SMTP server Gmail

Nếu bạn đã từng trải nghiệm SMTP Gmail, chắc chắn không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Cụ thể là:

  • Tỷ lệ email gửi thành công cao hơn rất nhiều.
  • Không cần cài đặt máy chủ nếu sử dụng VPS.
  • Số lượng email bị đánh dấu spam khá ít. Nhờ vậy, khả năng người nhận đọc thư sẽ cao hơn.

Cách khắc phục máy chủ thư imap.gmail.com không phản hồi

Khi máy chủ thư imap.gmail.com không phản hồi tức là quá trình kết nối Gmail với Outlook  xảy ra sự cố, hoặc máy chủ IMAP Gmail không trả lời khiến việc nhận thư bị gián đoạn. Lúc này, thay đổi thiết lập Gmail chính là giải pháp hữu hiệu để khắc phục lỗi. 

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bật IMAP

Trước khi kết nối tài khoản, bạn thực hiện kích hoạt IMAP trong Gmail theo hướng dẫn sau.

– Vào trang chủ Gmail và chọn mục Cài đặt.

– Tiếp đến, nhấn tab “Chuyển tiếp và POP/IMAP” rồi chuyển thành chế độ bật. Sau đó nhấn nút Lưu.

  • Bước 2: Thay đổi SMTP và cài đặt khác

Truy cập vào phần Quản lý tài khoản email, bạn kiểm tra có chính xác như thông tin sau hay không.

– Server thư đến (Incoming Mail Server): imap.gmail.com

SSL: Có 

SMTP Gmail Port: 993

– Server thư đi (Outgoing Mail Server): smtp.gmail.com

SSL: Có

TLS: Có yêu cầu (nếu có)

Xác thực: Có

SSL port: 465

TLS/STARTTLS port: 587

– Tên đầy đủ hay tên hiển thị: Bạn nhập thông tin tên muốn hiển thị

– Điền thông tin email đang dùng.

– Mật khẩu của tài khoản.

  • Bước 3: Bật thư mục

– Bạn truy cập vào Gmail và chọn phần Cài đặt.

– Sau đó, chọn tab Nhãn (Label) rồi kiểm tra IMAP được bật cho mục hộp thư nhận, hộp thư gửi, thùng rác và các mục khác.

  • Bước 4: Refresh Outlook

Khi đã hoàn tất bước 3, bạn refresh lại Outlook để đồng bộ các cài đặt. Tiến trình này mất không quá 15 phút.

– Outlook trên trình duyệt: Trên thanh URL, bạn nhấn biểu tượng làm mới.

– Outlook 2016 cho Mac: Bạn chọn Tổ chức/ Thư mục đồng bộ.

– Outlook trong Windows 10: Nhấn nút Refresh.

Nếu dùng điện thoại Iphone để xem Gmail và bị lỗi không nhận được thư hoặc máy chủ thư không phản hồi, bạn cũng khắc phục lỗi tương tự như hướng dẫn trên. Đó là, bạn vào phần Cài đặt, chọn Cài đặt chung. Sau đó, nhấn chọn Đặt lại tất cả cài đặt. Cuối cùng, bạn xem cấu hình của imap.gmail.com – là tên máy chủ thư đến của Gmail trên Iphone xem nó đúng chưa. Khi thông tin cấu hình đã chính xác thì lỗi được xử lý.

smtp gmail port

Cấu hình POP 3 Gmail

Cách thực hiện cấu hình POP 3 Gmail như sau:

  • Bước 1: Thiết lập POP 

– Bạn khởi động Gmail và nhấn phần Cài đặt.

– Bạn nhấn chọn tab Chuyển tiếp và POP/IMAP, rồi bật POP cho tất cả thư mục, hoặc tùy chọn bật POP cho những thư mục email đến tính từ thời điểm hiện tại trở đi. Sau đó, nhấn nút Lưu.

  • Bước 2: Thay đổi trên email

Bạn vào Gmail và kiểm tra thông tin của các mục sau:

– Server thư đến (Incoming Mail Server): pop.gmail.com

SSL: Có

Port: 995

– Server thư đi (Outgoing Mail Server): smtp.gmail.com

SSL: Có

TLS: Có yêu cầu (nếu có)

Xác thực: Có

SMTP Gmail Port cho TLS/STARTTLS: 587

Đối với Gmail của doanh nghiệp thì bạn chỉ được thay đổi cấu hình SMTP khi dùng tài khoản quản trị.

– Thời gian chờ máy chủ: Khoảng 1 – 5 phút, tuy nhiên bạn nên chờ khoảng 5 phút.

– Tên đầy đủ hay tên hiển thị: Bạn nhập thông tin tên muốn hiển thị

– Điền thông tin email đang dùng.

– Mật khẩu của tài khoản.

smtp gmail port

Related Posts

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *