Ổ cứng SSD là gì? Có những loại nào? So sánh SSD và HDD

Tư vấn dịch vụ | April 20, 2021 | Leave a comment

Ổ cứng SSD thường được khuyên sử dụng cho laptop để tăng cường hiệu quả hoạt động của máy. Vậy SSD là gì? Chúng có giúp máy tính vận hành nhanh hơn? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ sau nhé. 

Ổ cứng SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?

SSD (tên viết tắt của Solid State Drive), là phương tiện có chức năng lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ flash ở trạng thái rắn. SSD được cấu tạo từ 2 thành phần chính: Bộ điều khiển flash, chip nhớ flash NAND.

Tốc độ xử lý của ổ cứng SSD mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần so ổ đĩa HDD truyền thống. Chưa dừng tại đó, ổ cứng SSD còn cải thiện về vấn đề nhiệt độ, tăng cường độ an toàn cho dữ liệu, và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

ssd la gi

Cách thức hoạt động của ổ SSD là gì?

Chức năng chính của ổ SSD là lưu trữ dữ liệu lâu dài. Khác với ổ cứng HDD, SSD dùng bộ nhớ flash nên khả năng lưu trữ của SSD cực tốt. Nó sẽ không làm mất dữ liệu ngay cả khi máy tính bị ngắt điện một cách đột ngột.

Để tốc độ gửi và nhận dữ liệu diễn ra nhanh chóng, ổ cứng SSD dùng những tấm chứa các ô điện. Chúng được phân thành từng phần, mỗi phần được gọi là “trang”. Tại đây, các dữ liệu sẽ được lưu trữ. Khi các trang gộp lại với nhau sẽ tạo thành khối. Ngoài ra, SSD cũng là một ổ cứng thể rắn vì nó không có bộ phận chuyển động.

Cách thức ghi dữ liệu của SSD là ghi vào trang trống trong 1 khối. Tức là, người dùng sẽ không được trực tiếp ghi đè dữ liệu vào từng trang riêng lẻ.

Quá trình xóa dữ liệu được thực hiện bằng cách đánh dấu dữ liệu không còn sử dụng, rồi ổ cứng sẽ xác định những dữ liệu này. Tiếp đền, dữ liệu được chuyển đến 1 khối của bộ nhớ. Sau đó, SSD tiến hành loại bỏ tất cả dữ liệu có trong khối đó. Cuối cùng, nó sẽ xác định lại các dữ liệu trở lại khối từ bộ nhớ của ổ cứng, và để trống những trang không sử dụng.

ssd la gi

Ưu điểm ổ cứng SSD

    • Cải thiện thời gian khởi động máy, mở các ứng dụng, mở phần mềm…, góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của máy tính.

 

  • Tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD đạt từ 550MB/s – hàng nghìn MB/s. Vì thế, SSD nhanh hơn gấp 2 lần, thậm chí có khi gấp đến10 lần so với ổ HDD. Điều này đã giúp bạn có được câu trả lời SSD nhanh hơn HDD bao nhiêu lần rồi.
  • Có khả năng chống sốc tốt, giúp máy tính hoạt động ổn định, giảm thiểu tình trạng hư hỏng. và mang đến sự an toàn cho dữ liệu.

 

  • Ổ đĩa SSD ở thể rắn nên ít tỏa nhiệt, không gây ồn khi hoạt động. Bên cạnh đó, nó còn tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nhược điểm của SSD là gì?

Giá thành ổ cứng SSD cao. Vì thế, để khắc phục hạn chế này, nhiều người sử dụng ổ SSD dung lượng thấp kết hợp với ổ HDD sẵn có của máy tính.

SSD và HDD khác nhau như thế nào?

HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng truyền thống, còn SSD là ổ cứng mới, tồn tại dạng thể rắn. Về chức năng, cả 2 loại đều được sử dụng để phục vụ cho mục đích lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại nhiều điểm khác nhau. Cụ thể như:

  • Giá thành: So về giá giữa SSD và HDD thì SSD có giá cao hơn hẳn. Ví dụ, một ổ đĩa HDD với dung lượng 1 TB có mức giá khoảng 2 triệu, còn SSD sẽ tầm 11 triệu.
  • So sánh ổ cứng SSD và HDD về hiệu suất: SSD có hiệu suất cao, ổn định hơn ổ đĩa HDD. Bên cạnh đó, SSD có các chip nhớ được đặt cố định ở bo mạch chủ nên khả năng chống sốc cao. Trong khi đó, ổ HDD bị sốc và tính ổn định kém hơn. Mặc dù kém lợi thế hơn ổ SSD về hiệu suất nhưng ổ cứng HDD vẫn thông dụng hơn, do giá thành của nó rẻ, đồng thời, dung lượng lưu trữ lớn. 
  • So sánh tốc độ SSD và HDD: Tốc độ chính là ưu điểm của SSD. Với SSD, máy tính chỉ mất không quá 30 giây để khởi động, còn ổ HDD thì tối thiểu mất khoảng 1 phút. Bên cạnh đó, khi mở các ứng dụng hay phần mềm thì tốc độ cũng sẽ tương tự như khi mở máy. Ngoài ra, tốc độ đọc ghi ổ cứng HDD cũng chậm hơn ổ SSD.
  • So sánh SSD và HDD về phân mảnh dữ liệu: Nhờ cấu trúc mặt đĩa hình tròn nên ổ SSD có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và tập trung hơn ổ HDD. Vì thế, dữ liệu dễ dàng được lưu trữ và truy cập hơn so với ổ đĩa HDD. Trong trường hợp, dữ liệu nhỏ lẻ thì ổ đĩa HDD sẽ làm chúng bị phân mảnh và tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng với SSD thì tình trạng này không xảy ra. Bởi, SSD có cấu trúc chíp nhớ rời, đồng thời, dữ liệu chỉ phân vùng ở trên đó.
  • Độ bền: SSD có bền không? Câu trả lời là có. Thậm chí, độ bền của nó còn cao hơn hẳn ổ cứng HDD. Do nó có cấu tạo vật lý cố định, trong khi đó, HDD phải hoạt động không ngừng đĩa từ và trục xoay.
  • Tiếng ồn: Nếu như HDD rung và phát tiếng ồn khi lưu, hoặc truy cập dữ liệu thì ổ đĩa SSD hoạt động siêu êm ái và mượt mà. 
  • Hình thức: SSD có hình thức bắt mắt hơn HDD. Hơn nữa, nó cũng có thiết kế linh hoạt. Còn ổ đĩa HDD bắt buộc phải có đĩa từ và một trục xoay nên vẻ ngoài của nó kém tinh tế. 

ssd la gi

Cách kiểm tra máy tính chạy ổ cứng HDD hay cứng SSD là gì?

Để kiểm tra máy tính đang dùng ổ cứng SSD hay HDD, bạn chỉ việc làm theo các bước hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Bạn click nút Start, rồi nhập cụm từ Defragment and Optimize Drive vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn Enter. 
  • Bước 2: Lúc này, cửa sổ Defragment hiển thị. Bạn nhìn vào phần Media Type để xem loại đĩa cứng máy tính đang sử dụng. Nếu công cụ hiển thị Solid State Drive, tức máy đang dùng ổ SSD, còn nó  hiển thị Hard Dick Drive nghĩa là máy tính dùng ổ HDD.

ssd la gi

Các trường hợp sử dụng ổ cứng SSD để làm gì?

Mặc dù ổ cứng SSD có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng giá thành của nó không phải rẻ. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng SSD trong các trường hợp sau:

  • Khi có nhu cầu cần ổ cứng có khả năng đọc ghi lớn.
  • Có nhu cầu lưu trữ, truy xuất database, lưu trữ file dung lượng vừa và truy cập thường xuyên. Do ổ cứng SSD có dung lượng lưu trữ khá khiêm tốn (phổ biến cho server là loại 120GB và 240GB). 

SSD và HDD cái nào tốt hơn?

Ổ cứng SSD và HDD đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, tùy từng mục đích sử dụng mà bạn chọn loại ổ cứng phù hợp.

Đối với ổ HDD, bạn có thể sử dụng cho các nhu cầu như:

  • Lưu trữ các dữ liệu game, phim, nhạc.
  • Đối với người làm trong lĩnh vực đồ họa, cần không gian lưu trữ lớn thì HDD là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, do các vụ đồ họa yêu cầu khả năng xử lý dữ liệu cao nên bạn cần kết hợp thêm một ổ SSD. Trong trường hợp này, SSD đóng vài trò ổ cứng chính, còn HDD là nơi lưu trữ. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Ổ SSD cho hiệu năng tốt hơn và nó phù hợp cho các nhu cầu như:

  • Người thường xuyên di chuyển và cần mang theo máy tính. Do quá trình di chuyển dễ xảy ra các va chạm vật lý, làm rung lắc máy tính nên sử dụng ổ SSD sẽ tránh được các tổn thương do tác nhân vật lý.
  • Các công việc đòi hỏi máy tính có tốc độ xử lý cao.

Các yếu tố cần xem xét khi mua SSD là gì?

Khi mua ổ cứng SSD, bạn phải cân nhắc các yếu tố sau: 

  • Dung lượng lưu trữ: Chọn loại ổ cứng có dung lượng lưu trữ phù hợp với độ lớn của dữ liệu. Điều này đảm bảo tốc độ truy cập và xuất dữ liệu nhanh chóng, tốt nhất.
  • Gắn trong hay gắn ngoài: Thực tế, mỗi máy tính luôn có tối thiểu 1 ổ cứng vật lý được thiết kế bên trong, phục vụ cho mục đích cài đặt hệ điều hành, các phần mềm và ứng dụng. Trong trường hợp, bạn muốn tăng tốc độ xử lý dữ liệu hoặc mở rộng dung lượng lưu trữ thì nên chọn thêm một ổ SSD. Nếu thường xuyên di chuyển, bạn có thể gắn ổ SSD bên ngoài. Còn không, bạn lắp nó vào bên trong máy. 
  • Độ bền và tốc độ: Đây là yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét khi mua SSD. Nếu chọn ổ cứng SSD chuyên dùng MLC thì Seagate là loại phù hợp cho hầu hết người dùng. Nó có độ bền cao, lưu trữ nhiều dữ liệu trên 1 cột. Hoặc loại SLC cũng là lựa chọn lý tưởng. Bởi nó có tính ổn định cao, siêu bền, cùng tốc độ ghi xóa đến 100.000 lần.

Bài cùng chuyên mục :

Related Posts

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *